Các nội dung chính
Các tình trạng huyết áp cao, huyết áp thấp cũng như những biến chứng mà chúng gây ra đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Vậy huyết áp bình thường là bao nhiêu, làm thế nào để duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của campaignforhsr.com nhé.
I. Huyết áp là gì?
Huyết áp được tạo ra do lực đẩy sự tuần hoàn máu trong các mạch máu của cơ thể. Dưới sự co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch mà huyết áp đã được tạo thành. Khi tim hoạt động, chỉ số huyết áp từng nhịp tim sẽ được đo từ huyết áp tâm thu đến huyết áp tâm trương. Trong đó,
- Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) đây là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, thường từ 90 đến 140mmHg.
- Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, chỉ số dao động từ khoảng 50 đến 90 mmHg.
Vì thế mà chúng có thể thay đổi theo thời điểm cũng như tình huống khác nhau. Huyết áp bình thường và ổn định là chỉ số huyết áp ở những người khỏe mạnh, bình thường, không gặp các bệnh lý về tim mạch.
II. Huyết áp bình thường là như nào?
Để có thể đánh giá huyết áp bình thường là bao nhiêu, chúng ta cần dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Bên cạnh đó còn phải căn cứ vào khoảng cách giữa hai chỉ số huyết áp này. Theo đó, khoảng cách càng rộng thì mức huyết áp càng an toàn. Ngược lại, khoảng cách càng hẹp thì nguy cơ biến chứng của bệnh càng trầm trọng hơn. Theo Bộ y tế, người có chỉ số huyết áp bình thường kết quả đo dưới 120/80mmHg. Cụ thể các chỉ số huyết áp như sau:
- Huyết áp bình thường: đối với người trưởng thành, chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
- Huyết áp cao: khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
- Tiền huyết áp cao: giá trị chỉ số sẽ nằm giữa huyết áp cao và huyết áp bình thường. Huyết áp tâm thu sẽ có chỉ số từ 120 đến 139 mmHg; huyết áp tâm trương có chỉ số từ 80-89 mmHg.
Cho dù huyết áp cao hay huyết áp thấp thì cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như suy thận, nhồi máu cơ tim… Vì thế, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra, đo huyết áp để có thể phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất.
III. Những yếu tố tác động đến huyết áp
Chỉ số huyết áp của con người có sự thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Khi chúng ta vận động mạnh sau những hoạt động thể dục, thể thao thì nhịp tim sẽ đập nhanh hơn. Điều này khiến cho chỉ số huyết áp tăng cao; trong một số trường hợp nó có thể gây ra tình trạng huyết áp cao. Ngược lại, khi tim đập chậm, lực cơ tim nhẹ thì chỉ số huyết áp có thể bị giảm xuống.
- Khi con người già đi, thành mạch máu sẽ mất đi tính đàn hay, lòng mạch hẹp lại nên tạo ra sức cản của mạch máu; đây cũng là yếu tố khiến chỉ số huyết áp thay đổi.
- Lượng máu trong cơ thể cũng có thể khiến huyết áp cao hoặc thấp bởi nếu lượng máu không đủ nhiều để tạo nên áp lực lên thành động mạch. Khi cơ thể bị thương, mất máu nhiều cũng khiến chỉ số huyết áp giảm.
- Ăn uống quá mặn trong thời gian dài sẽ khiến tăng thể thích máu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao.
- Tình trạng tâm lý không ổn định như lo lắng, kích động mạnh cũng là yếu tố khiến cho chỉ số huyết áp bị thay đổi.
- Sức cản của động mạch cũng ảnh hưởng đến huyết áp bởi đây là nơi lưu thông máu để đi nuôi dưỡng cơ thể. Vì thế, nếu động mạch máu có dãn tốt, không bị cản trở nhiều thì máu sẽ dễ dàng di chuyển và lúc đó huyết áp ổn định.
- Ngoài ra tư thế ngồi cũng quyết định đến huyết áp. Vì thế, bạn nên tập tư thế ngồi thẳng lưng và vai để máu dễ dàng lưu thông từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó huyết áp sẽ ở mức ổn định.
IV. Phương pháp giữ huyết áp luôn ổn định
Bên cạnh việc biết được huyết áp bình thường là bao nhiêu thì giữ bản thân có mức huyết áp bình thường là điều rất quan trọng. Bởi chúng là yếu tố quyết định đến tình trạng sức khỏe cũng như giúp bạn hạn chế gặp phải các biến chứng của bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp. Một số phương pháp giúp huyết áp luôn ở mức ổn định mà bạn cần chú ý như:
1. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh, khoa học
Thực đơn ăn uống có tác động không nhỏ đến việc ổn định huyết áp. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý sẽ giúp cơ thể duy trì được mức cân nặng phù hợp; tránh xa bệnh béo phì.
Bạn không nên ăn quá mặn, hãy thay thế những đồ ăn dầu mỡ bằng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây. Đồng thời nên hạn chế uống đồ có ga, rượu bia, nước ngọt…
2. Luyện tập thể dục thể thao
Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học thì việc duy trì thói quen sinh hoạt tập luyện thể thao lành mạnh cũng là điều cần thiết để chỉ số huyết áp luôn ở mức bình thường. Bạn hãy thường xuyên tập thể dục, hạn chế thức khuya.
Áp dụng những điều này không chỉ giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh và còn giữ cho bạn tinh thần thoải mái, yêu đời. Đây chính là yếu tố quan trọng để giữ huyết áp ở mức ổn định.
3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là điều mà bạn nên thực hiện. Thăm khám định kỳ không chỉ giúp bạn sớm phát hiện những căn bệnh dễ gặp mà còn phòng chống được chúng.
Đo huyết áp định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện được những thay đổi bất thường như huyết áp cao, huyết áp thấp. Từ đó có được cho mình phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời.
Hy vọng qua những chia sẻ này bạn đã biết được huyết áp bình thường là bao nhiêu. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại phản hồi phía bên dưới để chúng tôi giúp đỡ bạn hiểu hơn nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.